Thanh tra
Đó là một trong số các quy định trong Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/04/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến,giáo dục pháp luật.
Ngày Pháp luật được tổ chức với các nội dung khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội; giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống nhân dân.
Ngày Pháp luật được tổ chức thông qua các hình thức như mít tinh, hội thảo, tọa đàm; thi tìm hiểu pháp luật; tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm... Thông qua đó, vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật. Bộ Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật trên phạm vi cả nước.
Bên cạnh đó, nhằm mục tiêu xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với một số tổ chức hành nghề về pháp luật và tổ chức xã hội nghề nghiệp về pháp luật, Nghị định cũng khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp cá nhân tham gia thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật hoặc hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật, bằng việc được hưởng các chính sách hỗ trợ như cấp phát tài liệu pháp luật, cung cấp thông tin miễn phí về chính sách, pháp luật được phổ biến... Bên cạnh đó, cũng được thực hiện hoạt động quảng cáo trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật về quảng cáo và được khen thưởng theo quy định pháp luật về thi đua khen thưởng.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/5/2013.