Trang chủ

Chuyển đổi số

“Kích” ứng dụng CNTT: Đã đến lúc dùng “bàn tay sắt”
10/08/2011 | 12:00 AM

Tại Diễn đàn FutureGov 2010 diễn ra tại Hà Nội, các chuyên gia cho rằng để ldquo;kíchrdquo; ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước, vấn đề xây dựng CSDL dùng chung, chia sẻ dữ liệu giữa các Bộ, ngành cần sớm được ldquo;siếtrdquo; bằng chế tài pháp luật chứ không thể cứ mãi kêu gọi tự nguyện chung chung như trong suốt thời gian qua.

Kinh nghiệm "lạ" từ Hàn Quốc

Là quốc gia cũng trải qua chiến tranh như Việt Nam nhưng với sự nỗ lực vượt bậc, quốc gia này đã có những bước phát triển mạnh trên mọi lĩnh vực, riêng lĩnh vực CNTT đến năm 2010 đã đứng ở vị trí dẫn đầu trong tổng số 100 quốc gia theo bảng xếp hạng Chỉ số sẵn sàng về Chính phủ điện tử do Liên Hiệp quốc công bố.

Vì sao Hàn Quốc đạt được bước phát triển mạnh về CNTT, Chính phủ điện tử? Chia sẻ "bí quyết" thành công, ông Chang-hak Choi - Chủ tịch Cục Thông tin văn hoá (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc) khẳng định: Đó là do tinh thần quyết tâm, tầm nhìn sâu của người đứng đầu đất nước, quyết tâm ứng dụng tin học của người dân, tinh thần hợp tác và phát triển của các doanh nghiệp với quy mô từ nhỏ cho tới lớn hơn như SamSung, Hyundai, Daewoo, SK Telecom... Ông Chang-hak Choi tiết lộ: "Ngay từ năm 1987, Hàn Quốc đã đặt ra vấn đề cần phải xây dựng 6 cơ sở dữ liệu quốc gia về dân số, đất đai, kinh tế, giao thông, việc làm và thông quan điện tử để kết nối với các Bộ ngành, cơ quan quản lý trên phạm vi toàn quốc, cung cấp dịch vụ trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp".

Trao đổi thêm, ông Chang-hak Choi cũng lưu ý: Bên cạnh việc đầu tư phát triển cơ sở dữ liệu dùng chung hay đưa ra cơ chế chia sẻ phù hợp, việc phát triển thiết bị đầu cuối, phổ cập kiến thức tin học... cho cộng đồng cũng là vấn đề quyết định lớn đến một Chính phủ điện tử vận hành hiệu quả. Ông Choi đã đưa ra một kinh nghiệm thú vị mà Hàn Quốc đã làm trong việc đưa thiết bị đầu cuối giá rẻ đến người dân: Từ những năm 1990, giá một bộ máy tính để bàn tại Hàn Quốc rất đắt, khoảng 2000 USD trở lên, vượt quá khả năng chi trả của phần lớn người dân. Trước thực trạng này, Chính phủ đã quyết hợp tác với doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT để sản xuất máy tính giá rẻ. Tuy nhiên, đó không phải là LG, SamSung hay bất kỳ tên tuổi lớn nào khác, mà lại là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực còn nhiều hạn chế. Ông Choi cho biết, chính từ sự hợp tác này, máy tính giá rẻ (chỉ vài trăm USD) nhanh chóng xuất hiện, tạo đà phát triển năng lực cho các doanh nghiệp đồng thời cũng khiến cho các "ông lớn" buộc phải tự hạ giá để cạnh tranh thị phần, tạo nên một bức tranh thị trường máy tính giá rẻ rất sôi động.

Ngoài ra, Chính phủ Hàn Quốc còn phát triển đào tạo, phổ cập Internet cộng đồng. Thậm chí, tại nhiều thành phố còn mở điểm truy cập Internet cho ph;ép người dân dùng miễn phí .

Đừng kêu gọi tự nguyện chung chung!

Nhận định về thực tế ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, tại FutureGov 2010, ý kiến của các chuyên gia trong nước cũng thẳng thắn nhắc đến hàng loạt hạn chế như việc ứng dụng chủ yếu có quy mô nhỏ cục bộ, các hệ thống thông tin chuyên ngành, quy mô quốc gia tạo nền tảng cho phát triển Chính phủ điện tử chưa được triển khai, ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp còn hạn chế. Và trong đó, một vấn đề quan trọng là xây dựng CSDL dùng chung vẫn chưa thực hiện được. Theo ông Nguyễn Hữu Chính - Cục trưởng Cục CNTT (Bộ TN&MT), việc chia sẻ thông tin, dữ liệu của các Bộ, ngành tại Việt Nam rất khó khăn do còn nhiều vướng mắc liên quan tới cơ sở hạ tầng, dữ liệu dùng chung, cơ chế chia sẻ... Đây là vấn đề đã được bàn đến rất nhiều từ lâu nay nhưng chúng ta vẫn chưa tìm ra một mô hình hiệu quả.

Trước những vướng mắc Việt Nam đang gặp phải, ông Chang-hak Choi cho rằng: "Mỗi Bộ, ngành đều có quan điểm riêng của mình, vì vậy Chính phủ, người lãnh đạo các Bộ, ngành phải đẩy mạnh vai trò trách nhiệm trong điều phối, chỉ đạo".

Liên quan đến vấn đề này, PGS, TS Nguyễn Hoàng Cẩm - PGĐ Sở TT&TT thành phố Đà Nẵng thẳng thắn cho rằng: "Người Việt Nam tính hợp tác chưa cao. Nếu chúng ta quyết tâm thực hiện Chính phủ điện tử thì không thể mỗi địa phương, mỗi Bộ ngành làm một kiểu. Chính vì vậy, chính sách từ cấp Trung ương phải quyết liệt, có các ràng buộc bằng biện pháp kinh tế, hành chính... như Hàn Quốc hay các quốc gia khác đang thực hiện thì mới hy vọng thành công".

Trao đổi thêm tại hội nghị, ông Nguyễn Hữu Chính cũng đưa ra gợi ý đó là Việt Nam nên học hỏi có chọn lọc kinh nghiệm của các nước đã thực hiện thành công, đồng thời cũng phải làm rõ được câu chuyện đang khiến cho nhiều Bộ, ngành băn khoăn đó là: Khi tham gia xây dựng CSDL dùng chung, chia sẻ dữ liệu, thì quyền lợi của họ sẽ là gì?

"Đã đến lúc vấn đề xây dựng CSDL dùng chung, vấn đề chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan phải được quy định chặt chẽ chứ không thể kêu gọi tự nguyện chung chung. Tức là Nhà nước phải có chính sách, thậm chí là chế tài pháp luật ràng buộc chặt chẽ", ông Nguyễn Trọng Đường - Vụ trưởng Vụ CNTT (Bộ TT&TT) khẳng định.

Sự hợp tác đồng thuận từ Chính phủ tới các Bộ, ngành và nắm bắt được nhu cầu ứng dụng CNTT của người dân, doanh nghiệp là yếu tố để Hàn Quốc xây dựng được một hạ tầng CNTT mạnh.

  quy hoạch - kế hoạch