Chuyển đổi số
Phát triển thương mại được xem là giải pháp quan trọng hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Song để giải pháp này đi vào thực tiễn cần nâng cao vai trograve; của công tác quản lý nhà nước.
Phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam
Sau bốn năm triển khai kế hoạch tổng thể giai đoạn 2006 - 2010, TMĐT đã khẳng định vai trò quan trọng, là công cụ giúp doanh nghiệp Việt Nam cắt giảm chi phí, hỗ trợ quảng bá thương hiệu sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt.
Qua kết quả khảo sát của Bộ Công thương với hơn 2.000 doanh nghiệp trên địa bàn cả nước cho thấy, gần như 100% các doanh nghiệp đã triển khai ứng dụng TMĐT với quy mô và mức độ khác nhau. Trong đó, có 98% doanh nghiệp đã kết nối Internet, 86% doanh nghiệp khai thác thư điện tử (email) - ứng dụng cơ bản của TMĐT cho mục đích kinh doanh; Các doanh nghiệp cũng đã mạnh dạn đầu tư, triển khai nhiều phần mềm phục vụ sản xuất, kinh doanh; Phần lớn doanh nghiệp đã sử dụng các dịch vụ công trực tuyến do các cơ quan nhà nước cung cấp. Hiệu quả ứng dụng TMĐT cũng khá rõ n;ét, với chi phí đầu tư cho TMĐT và CNTT chỉ chiếm khoảng 5% tổng chi phí, nhưng trung bình 33% doanh thu của doanh nghiệp là từ các đơn đặt hàng qua phương tiện điện tử và doanh nghiệp cũng dành bình quân 28% chi phí mua hàng cho việc đặt hàng qua các kênh điện tử.
Cùng với việc phát triển mạnh mẽ của Internet và TMĐT, các hình thức mua bán qua Internet đa từng bước phát triển và dần trở nên quen thuộc đối với một bộ phận người tiêu dùng. Đến nay, đã có rất nhiều doanh nghiệp tổ chức bán hàng hóa và dịch vụ qua các website TMĐT, đi đầu là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực hàng không, du lịch, siêu thị bán hàng tổng hợp... Phương thức thanh toán và giao hàng cũng được các doanh nghiệp thực hiện rất linh hoạt, đáp ứng hầu hết các yêu cầu của khách hàng.
Trên cơ sở kết quả triển khai giai đoạn 2006-2010, ngày 12/07/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 - 2015 kèm theo Quyết định số 1073/QĐ-TTg, đây là căn cứ và định hướng cho việc triển khai TMĐT tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng trong thời gian tới.
Phát triển thương mại điện tử tại Hà Nội
Hiện nay trên địa bàn Thành phố Hà Nội có khoảng 80 nghìn doanh nghiệp đăng ký họat động, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội, đóng vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô.
Trong năm 2010, Sở Thông tin và Truyền thông đã khảo sát hiện trạng ứng dụng CNTT trong các tổng công ty và các doanh nghiệp của Hà Nội với khoảng 200 doanh nghiệp tham gia. Kết quả đợt khảo sát cho thấy, nhìn chung, phần lớn các doanh nghiệp được khảo sát đều thấy được hiệu quả của CNTT đặc biệt trong quản lý và điều hành, nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ, tăng năng suất, giảm chi phí và tăng cường tiếp thị sản phẩm, dịch vụ. Trong đó, 99% doanh nghiệp được khảo sát đã xây dựng và sử dụng mạng nội bộ, đa số các doanh nghiệp được khảo sát (98,88%) đều đã kết nối và sử dụng internet,
Ứng dụng Thương mại điện tử đã được triển khai tại các doanh nghiệp ở các mức độ khác nhau: đa phần doanh nghiệp đã có Website và cập nhật thông tin hàng ngày, nhưng chủ yếu là những thông tin giới thiệu doanh nghiệp (chiếm 84%); còn các dịch vụ khác như: giới thiệu sản phẩm, bán hàng qua mạng, trao đổi thông tin với khách hàng... còn rất hạn chế.
Qua khảo sát cho thấy, có tới 69,61% doanh nghiệp chưa có kế hoạch cũng như xây dựng các dự án và sắp xếp cán bộ chuyên môn để triển khai TMĐT, mặc dù các doanh nghiệp này cũng đã có nhận thức cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, tập huấn về TMĐT. Chỉ có 30,39% doanh nghiệp trả lời có dự án TMĐT, đó là những tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công ty cổ phần lớn.
Giải pháp phát triển TMĐT Thành phố
Trong thời gian tới, để đẩy mạnh hoạt động ứng dụng TMĐT hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 92/KH-UBND về phát triển TMĐT giai đoạn 2011-2015 và đưa ra nhiều giải pháp thực hiện. Với mục tiêu nâng cao vai trò và trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về TMĐT, đẩy mạnh hoạt động ứng dụng TMĐT trong công tác quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn, nâng cao nhận thức xã hội về TMĐT... trong đó, nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra là xây dựng và phát triển các sàn giao dịch TMĐT; đồng thời đưa ra các giải pháp phát triển như sau:
- Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp;
- Hỗ trợ các hoạt động ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp. Xây dựng mô hình mẫu về ứng dụng TMĐT tại một số doanh nghiệp trọng điểm;
- Triển khai Sàn giao dịch Thương mại điện tử Thành phố Hà Nội hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại. Kết nối Website của các doanh nghiệp xuất khẩu với Sàn giao dịch TMĐT Hà Nội. Đồng thời, gắn kết Sàn giao dịch TMĐT Hà Nội với Trang thông tin liên kết vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ để thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại giữa các doanh nghiệp trong vùng;
- Chương trình hỗ trợ kết nối doanh nghiệp giải pháp TMĐT và doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn có nhu cầu ứng dụng TMĐT;
- Tổ chức các hội thảo, hội nghị về ứng dụng TMĐT cho doanh nghiệp;
- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp;
- Tổ chức Giải thưởng dành cho các doanh nghiệp có thành tích tốt trong ứng dụng TMĐT, qua đó phổ biến và giới thiệu các kinh nghiệm trong việc triển khai ứng dụng TMĐT
;Yacute; kiến các doanh nghiệp tại Hội nghị triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp Hà Nội (Tháng 4/2011) Trong thời gian tới, để đẩy mạnh ứng dụng TMĐT, Thành phố cần tập trung: * Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long: Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách để hỗ trợ hoạt động ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp, phục vụ xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó, cần thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo để giới thiệu, tư vấn cho doanh nghiệp về những giải pháp CNTT có thể ứng dụng trong hoạt động của doanh nghiệp, hoạt động xúc tiến thương mại và tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về thương mại điện tử. * Tổng Công ty Thương mại Hà Nội: Sớm triển khai Sàn giao dịch thương mại điện tử để tạo điều kiện các doanh nghiệp tham gia giới thiệu quảng bá sản phẩm, kết nối khách hàng... Tổng Công ty thương mại Hà Nội sẵn sàng tham gia và làm thành viên nòng cốt trong hoạt động của Sàn Giao dịch TMĐT Hà Nội. |