Trang chủ

Chuyển đổi số

Công nghiệp CNTT Thành phố: từng bước phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn
26/08/2011 | 12:00 AM

Công nghiệp CNTT là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng khá cao và bền vững của Thủ đô. Hàng năm tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 20%/năm, chiếm khoảng 30% doanh số cả nước.

Theo các số liệu thông kê, doanh số toàn ngành năm 2009 ước đạt 2,1 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng ước đạt khoảng 18%, trong đó công nghiệp phần cứng điện tử ước đạt 1.600 triệu USD, tăng trưởng 13%; công nghiệp phần mềm và dịch vụ ước đạt khoảng 280 triệu USD, tăng 24%; công nghiệp nội dung số và dịch vụ ước đạt khoảng 240 triệu USD, tăng 56%. Mặc dù, công nghiệp điện tử và phần cứng máy tính đang chiếm tỷ trọng lớn, song công nghiệp phần mềm và nội dung số lại được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển, đem lại lợi nhuận cao, đóng góp quan trọng vào phát triển công nghiệp CNTT.

Toàn Thành phố có trên 1000 doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp CNTT tăng nhành với quy mô ngày càng lớn. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn đã vươn lên trở thành những công ty CNTT hàng đầu trên cả nước như: Công ty cổ phần FPT, Công ty Cổ phần Tập đoàn công nghệ CMC, Công ty Cổ phần Tập đoàn IDC... co thể so sánh với các doanh nghiệp của Trung Quốc, Ấn Độ. Các doanh nghiệp CNTT ở tất cả các thành phần kinh tế đã và đang phát triển tất cả các lĩnh vực: phần cứng, phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT. Một số doanh nghiệp đã xuất khẩu thành công sản phẩm sang nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Công nghiệp phần mềm và dịch vụ

Thành phố hiện có trên 300 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Một số doanh nghiệp trên địa bàn đã vươn lên thành những công ty CNTT hàng đầu cả nước, có lợi thế so sánh với các doanh nghiêp lớn trong khu vực. Các doanh nghiệp Hà Nội nằm trong nhóm các công ty phần mềm và cung cấp dịch vụ phần mềm lớn nhất cả nước như: FPT Software, Harvay Nash, Misa, CMC, Tinh Vân, Kim Tự Tháp, Vietsoftware,... đứng đầu là FPT Software với hơn 2.700 nhân viên, đạt chuẩn CMMI cấp độ 5, các chi nhánh hiện có trên thế giới gồm: Nhật Bản, Singapore, Pháp, Malaysia, Mỹ, ;Uacute;c.

Nhiều doanh nghiệp đã xuất khẩu phần mềm sang các nước trong khu vực và trên thế giới đạt những thành công đánh kể, với thị trường mục tiêu cho xuất khẩu là Nhật Bản, EU, Mỹ. Các doanh nghiệp gia công xuất khẩu phần mềm tiêu biểu như : FPT Software, Luvina, Harvay Nash, CMC, Vietsoftware, Misa, Tinh Vân, Run System, Anlab, Tri-Vision...

Năm 2009, suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng đến thị trường gia công phần mềm, các doanh nghiệp gia công xuất khẩu phần mềm gặp không ít khó khăn, tỷ lệ tăng trưởng không đạt được như kế hoạch, nói chung giảm so với năm 2008.

Công nghiệp nội dung số

Trên 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nội dung số, chiếm khoảng 50% tổng số doanh nghiệp nội dung số trên phạm vi cả nước. Các hoạt động trong lĩnh vực này đã được triển khai rộng khắp, trong đó có nội dung cho thiết bị di động, đào tạo trực tuyến, báo điện tử, cơ sở dữ liệu trực tuyến, trò chơi trực tuyến, trò chơi tương tác truyền hình, bình chọn kết quả thể thao, xem phim, nghe nhạc trực tuyến. Những hoạt động trên địa bàn là nhà cung cấp dịch vụ nôi dung số lớn tại Việt Nam như VTC Intecom, VASC.

Doanh số lớn và tỷ lệ tăng trưởng cao của công nghiệp nội dung số chủ yếu từ các lĩnh vực là : games; nội dung cho mạng di động; quảng cáo Internet và thương mại điện tử.

Công nghiệp phần cứng, điện tử

Số doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực phần cứng, điện tử tập trung vào sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu các mặt hàng linh kiện điện tử, phần cứng máy tính. Theo số liệu thống kê thì xuất khẩu hành điện tử, linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi là sản phẩm xuất khẩu chủ chốt, nhóm hàng chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong năm 2009, khoảng trên 1,4 tỷ USD, chiếm trên 20% tổng kinh ngạch xuất khẩu trên địa bàn.

Doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu phần cứng lớn nhất là Canon (100% vốn đầu tư nước ngoài). CMS là công ty đầu tiên tại Việt Nam đưa lĩnh vực sản xuất và lắp ráp máy tính lên quy mô công nghiệp bằng việc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất máy tính đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam, CMS cũng là thương hiệu máy tính Việt Nam xuất khẩu và là một trong số 2 thương hiệu máy tính Việt Nam lớn nhất.

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp CNTT

Năm 2009, số lượng các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp CNTT tại Hà Nội ngoài các khu công nghiệp là không nhiều, tổng số 10 dự án với số vốn đăng ký trên 1,7 triệu USD, dự án lớn nhất là Công ty TNHH Tessi Asia (Pháp) với 450 nghìn USD.

Tính đến náy, toàn thành phố thu hút được 271 dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực CNTT với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 1,755 triệu USD, trong đó: dự án CNTT đầu tư tại các khu công nghiệp tập trung có 43 dự án với trên 1,6 tỷ USD, dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp tập trung có 228 dự án với trên 102 triệu USD. Dự án đầu tư lớn nhất là của Canon Việt Nam (100% vốn Nhật Bản) đầu tư sản xuất các loại máy in phun với số vốn 306 triệu USD tại khu công nghiệp Thăng Long. Nhật Bản hiện là quốc gia có số lượng dự án và số vốn đầu tư nước ngoài cao nhất trong lĩnh vực CNTT tại Hà Nội với 107 dự án, tổng số vốn đầu tư trên 1.475 triệu USD.

Như vậy, các dự án đầu tư vào các khu Công nghiệp tập trung hầu hết đầu là những dự án thuộc lĩnh vực phần cứng, điện tử nên quy mô vốn lớn.Tuy nhiên, quy mô các dự án đầu tư nhình chung còn chưa cao, chưa có dự án nào đạt mức đầu tư đến 1 tỷ USD, thiếu các tập đoàn công nghệ, các nhà đầu tư nước ngoài lớn có thể tạo được hiệu ứng thu hút k;éo theo làn sóng các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực CNTT vào Hà Nội. Ngoài ra, do Hà Nội chưa có khu Công nghiệp CNTT tập trung, đặc biệt cho lĩnh vực công nghiệp phần mềm và nội dung số (do loại hình này đòi hỏi những điều kiện, môi trường sản xuất kinh doanh khác với các khu công nghiệp thông thường) nên cũng làm hạn chế việc thu hút đầu tư trong các lĩnh vực này.

;Yacute; KIẾN DOANH NGHIỆP

Trong thời gian tới, để đẩy mạnh phát triển CNTT nói chung và công nghệ sản xuất phần mềm nói riêng, Thành phố cần tập trung theo một số giải pháp sau:

Công ty CP phần mềm Việt (Vietsoftware)

"Thành phố cần tập trung nguồn lực phát triển CNTT đủ mạnh theo hướng xây dựng thành Thành phố điện tử với người dân là những công dân điện tử; chuyển đổi đầu tư sang phần mềm dịch vụ để nâng cao hiệu quả đầu tư CNTT; thường xuyên tham khảo rộng rãi ý kiến các chuyên gia CNTT trong và ngoài nước về xây dựng hoàn thiện hệ thống CNTT Thành phố và chiến lược phát triển ngành..."

Công ty CP viễn thông tin học bưu điện CT - IN

"Cần ưu tiên phát triển công nghiệp phần mềm trong nước với những ưu đãi về thuế; về trao đổi công nghệ giữa doanh nghiệp cung cấp các giải pháp/ hệ thống CNTT với các doanh nghiệp ứng dụng; đồng thời thường xuyên được gắn kết với các chương trình phát triển CNTT của Thành phố, trước mắt là chương trình ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính để những đóng góp về xây dựng nền hành chính điện tử ngày càng thiết thực và hiệu quả..."

Công ty CP MISA

"Doanh nghiệp mong muốn được tham gia các khóa đào tạo quản lý, quy trình công nghệ sản xuất phần mềm; mở rộng các hoạt động xúc tiến thương mại, hợp tác với nước ngoài. Bên cạnh đó thành phố cần hỗ trợ các giải pháp phát triển doanh nghiệp như mức thuế, giá thuê văn phòng, thuê đất xây dựng trụ sở..."

  quy hoạch - kế hoạch