Chuyển đổi số
Với mục tiêu đến năm 2010 CNTT Việt Nam ldquo;đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, 10 năm qua CNTT được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ phát triển cao và là một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo anh ninh - quốc phograve;ng.
Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành cũng như trong công tác chuyên đã từng bước đổi mới, trở thành động lực thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả công tác; đã hình thành thói quen và nhu cầu ứng dụng CNTT vào giải quyết công việc, rút ngắn khoảng cách, nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan công quyền đối với người dân và doanh nghiệp; tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển chính phủ điện tử trong giai đoạn tiếp theo.
Công nghiệp CNTT phát triển liên tục với tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao ở mức từ 20-25%, dần trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, chiếm tỷ trọng doanh thu ngày càng lớn trong nền kinh tế quốc dân, có đóng góp ngày càng nhiều vào tăng trưởng GDP của Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, công nghiệp CNTT đã trở thành một trong bảy ngành kinh tế của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu cao (cùng với dầu thô, dệt may, thủy sản, giày d;ép, sản phẩm gỗ và gạo).
Nguồn nhân lực CNTT phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức CNTT cho cán bộ công chức được chú trọng, phần nào đáp ứng được yêu cầu triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Công tác đào tạo nguồn nhân lực cả chính quy và phí chính quy dần chuyển theo hướng đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội
Công tác hợp tác quốc tế về CNTT được triển khai hiệu quả. Hình ảnh và thương hiệu quốc gia về CNTT Việt Nam không ngừng được cải thiện. Vị thế của ngành CNTT Việt Nam không ngừng được nâng cao. Việt Nam luôn được đánh giá là điểm đến giàu tiềm năng của các nhà đầu tư trên thế giới.
Mặc đầu đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng kết quả đạt được chưa đáp ứng được một số mục tiêu và chỉ tiêu cơ bản trong đề ra theo Chỉ thị 58 cũng như các Chương trình, Kế hoạch, Đề án về ứng dụng và phát triển CNTT tới năm 2005 và 2010 của Chính phủ. CNTT vẫn chưa trở thành một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Ngoại trừ lĩnh vực viễn thông đạt mức khá, CNTT Việt Nam vẫn còn tụt hậu khá xa so với các nước tiên tiến trong khu vực. Mục tiêu được Bộ Chính trị đề ra tới năm 2010 "CNTT Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực" đến nay vẫn còn là một thách thức rất lớn.
Việc ứng dụng CNTT chưa có tác dụng đổi mới hẳn lề lối làm việc, chưa phục vụ tốt công tác lãnh đạo, quản lý và điều hành của Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Việc hướng dẫn các chính sách và các thủ tục hành chính trực tuyến thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân còn rất hạn chế
Thị trường công nghiệp CNTT nội địa còn b;é, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chưa có sức cạnh tranh cao trên thị trường, đặc biệt chưa xây dựng được nhiều thương hiệu mạnh mang tầm khu vực và quốc tế. Hoạt động phát triển thị trường, xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư chưa được quan tâm đúng mực, chưa được sự đầu tư thỏa đáng từ ngân sách nhà nước mặc dầu đóng góp từ ngành CNTT-TT chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng thu nhập kinh tế quốc dân.
Năng lực quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện chưa theo kịp tình hình phát triển của thực tiễn. Thiếu sự chỉ đạo thống nhất trong việc triển khai các hệ thống thông tin toàn ngành, liên ngành theo các chuẩn thống nhất. Môi trường pháp lý chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển các ứng dụng CNTT và công nghiệp CNTT.
Đầu tư cho ứng dụng CNTT còn quá ít chưa đủ ngưỡng để tạo được sự đột phá. Việc triển khai thực hiện Chỉ thị 58 chưa quán triệt được đầy đủ quan điểm "CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển". Nhiều lãnh đạo chủ chốt các ngành, các cấp chưa thực sự vào cuộc, chưa trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, chưa coi CNTT là biện pháp hàng đầu thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực phát triển.
Một trong những nguyên nhân đáng chú ý làm hạn chế sự phát triển của CNTT thời gian qua là do xuất phát điểm về kinh tế - xã hội, khoa học- công nghệ và trình độ quản lý thấp. Nhiệm vụ thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT như đề ra trong Chỉ thị 58 thực chất là một cuộc cách mạng sâu rộng, liên quan đến tất cả mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội, đòi hỏi có sự thay đổi về tổ chức, cơ chế hoạt động, thói quen suy nghĩ và các làm việc, sản xuất, quản lý điều hành và sự phối hợp cao của các đối tượng tham gia; CNTT là một lĩnh vực khó, liên quan đến các yếu tố công nghệ cao, do vậy đây là một nhiệm khó khăn và phức tạp, trong khi chúng ta có xuất phát điểm từ một nền kinh tế - xã hội còn nghèo và lạc hậu, trình độ quản lý, trình độ khoa học và công nghệ còn thấp, môi trường chính sách còn thiếu và đang trong qua trình hoàn thiện nên khó trách khỏi các vấp váp, thiếu sót trong quá trình thực hiện.
Trong thời gian tới để CNTT trở thành một ngành kinh tế tri thức trọng điểm, có tốc độ phát triển hàng năm cao nhất so với các lĩnh vực khác, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP của cả nước; đồng thời được dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, trở thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy quá trình phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu hội nhập của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong đó chú trọng các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, coi đó là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu trong các hoạt động của cơ quan, tổ chức nhằm tǎng cường nǎng lực quản lý, nâng cao nǎng suất, chất lượng, hiệu quả, cải cách hành chính.
Phát triển công nghiệp CNTT theo hướng tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị gia tăng nội địa trong sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin. Thu hút đầu tư nước ngoài một cách có chọn lọc cho phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, ưu tiên những đầu tư vào các lĩnh vực đem lại giá trị gia tăng cao, đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu, phát triển, sản xuất, phát triển công nghiệp hỗ trợ, chuyển giao công nghệ, tạo hiệu ứng lan tỏa phát triển ra khu vực doanh nghiệp nội địa.
Tập trung phát triển một số dịch vụ công nghệ thông tin có lợi thế cạnh tranh, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, đặc biệt coi trọng phát triển các dịch vụ công nghệ thông tin xây dựng được thương hiệu Việt Nam. Mở rộng thị trường nội địa, đa dạng hóa thị trường ngoài nước, khai thác có hiệu quả các thị trường tiềm năng, chủ động tham gia vào mạng phân phối toàn cầu, phát triển nhanh hệ thống phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin có lợi thế cạnh tranh cả trong nước và ngoài nước.
Phát triển nguồn lực công nghệ thông tin theo hướng đổi mới mạnh mẽ mô hình quản lý và đào tạo, nội dung và chương trình giảng dạy, hướng tới chuẩn đào tạo công nghệ thông tin của thế giới. Việc đào tạo nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ thông tin và trình độ phát triển của công nghệ thông tin. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin người Việt Nam ở nước ngoài chuyển giao về nước những tri thức và công nghệ tiên tiến. Có các chính sách thỏa đáng đối với cán bộ công nghệ thông tin Việt Nam ở nước ngoài về làm việc trong nước.
Đổi mới, đẩy nhanh việc xây dựng chính sách thu hút, sử dụng, đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ làm về công nghệ thông tin, đặc biệt trong cơ quan nhà nước. Xây dựng và hoàn thiện chế độ lương, thưởng, phụ cấp phù hợp đối với cán bộ có đóng góp vào sáng chế, phát minh, cải tiến kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin có giá trị.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, học tập kinh nghiệm, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế, các tập đoàn mạnh về công nghệ thông tin, viễn thông trên thế giới; thu hút các chuyên gia giỏi của thế giới đến Việt Nam mở trường, lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, lập các cơ sở nghiên cứu về công nghệ thông tin và chuyển giao những thành tựu công nghệ thông tin hiện đại.
Kiện toàn tổ chức và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về công nghệ thông tin từ Trung ương đến địa phương, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý công nghệ thông tin.