Trang chủ

Tin tức - Sự kiện nổi bật

Hội thảo khoa học “An toàn thông tin mạng và ứng dụng AI trong phát triển thành phố Hà Nội thông minh”
Ngày đăng 27/09/2024 | 5:59 PM

Ngày 27/9, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “An toàn thông tin mạng và ứng dụng AI trong phát triển thành phố Hà Nội thông minh” do Hội Tin học Viễn thông Hà Nội phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội tổ chức.

Lãnh đạo Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội tặng hoa chúc mừng Hội thảo 

 

 

Sự kiện nhằm chào mừng ngày Giải phóng Thủ đô và chào mừng kỷ niệm 25 năm thành lập của Hội Tin học Viễn thông Hà Nội.

 

Đồng thời, Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học, các đại diện Sở, ban, ngành và các quận, huyện, thị xã của Thành phố Hà Nội có dịp trình bày, lắng nghe, thảo luận và đánh giá những kết quả đã đạt được trong lĩnh vực chuyển đổi số trên địa bàn Thủ đô, và đưa ra những khuyến nghị khoa học góp phần vào công cuộc xây dựng Thành phố Hà Nội thông minh trong giai đoạn tới.

 

Phát biểu tại sự kiện, ông Đinh Thiện Đức, Phó Chủ tịch Hội Tin học Viễn thông Hà Nội cho biết, sự kiện là bước khởi đầu trong khuôn khổ Kế hoạch thực hiện Chương trình phối hợp số 2706.24 giữa Sở Thông tin truyền thông Hà Nội và Hội Tin học Viễn thông Hà Nội.

 

"Hội thảo là diễn đàn cho các chuyên gia, các nhà khoa học cũng như các sở, ban, ngành, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đánh giá những thành tựu đã đạt được, thảo luận đưa ra những khuyến nghị khoa học góp phần vào công cuộc xây dựng thành phố Hà Nội thông minh trong giai đoạn tới", ông Đức nhấn mạnh.

 

Ông Đinh Thiện Đức, Phó Chủ tịch Hội Tin học Viễn thông Hà Nội

 

Theo đó, trí tuệ nhân tạo (AI) đang đi vào cuộc sống một cách mạnh mẽ, thay thế nhiều công việc thủ công, tốn sức lao động. Trên thế giới, các cường quốc đều xây dựng chiến lược phát triển riêng cho AI, lấy công nghệ AI làm cốt lõi cho sự tăng tốc của nền kinh tế.

 

Ở quy mô quốc gia, việc ứng dụng công nghệ AI tại các cơ quan nhà nước, mà phổ biến là “trợ lý ảo” (tích hợp vào nhiều thiết bị nền tảng) và “chatbot” (hoạt động trên một nền tảng trò chuyện cụ thể) để nâng cao hiệu quả hoạt động, ngày càng được coi trọng.

 

Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đặt hàng các doanh nghiệp xây dựng 4 trợ lý ảo phục vụ người dân Việt Nam là: Trợ lý ảo lập pháp (phát hiện những mâu thuẫn khi làm văn bản pháp luật); hành pháp (hỗ trợ bộ máy cán bộ, công chức); tư pháp (giảm bớt công việc cho các thẩm phán); pháp lý (hỗ trợ tư pháp cho người dân).

 

Trong giai đoạn dịch Covid-19, Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu ứng dụng AI để hỗ trợ công tác phòng chống dịch, như: Ứng dụng trợ lý ảo thực hiện hàng triệu cuộc gọi tới người dân tuyên truyền phòng, chống dịch, chính sách an sinh xã hội, đem lại hiệu quả cao. Hay gần đây, một số địa phương mà tiêu biểu là quận Cầu Giấy, quận Tây Hồ đã ứng dụng AI chatbot để hỗ trợ hỏi - đáp thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp…

 

Sự kiện nhằm chào mừng ngày Giải phóng Thủ đô và chào mừng kỷ niệm 25 năm thành lập của Hội Tin học Viễn thông Hà Nội.

 

Đồng thời, Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học, các đại diện Sở, ban, ngành và các quận, huyện, thị xã của Thành phố Hà Nội có dịp trình bày, lắng nghe, thảo luận và đánh giá những kết quả đã đạt được trong lĩnh vực chuyển đổi số trên địa bàn Thủ đô, và đưa ra những khuyến nghị khoa học góp phần vào công cuộc xây dựng Thành phố Hà Nội thông minh trong giai đoạn tới.

 

Phát biểu tại sự kiện, ông Đinh Thiện Đức, Phó Chủ tịch Hội Tin học Viễn thông Hà Nội cho biết, sự kiện là bước khởi đầu trong khuôn khổ Kế hoạch thực hiện Chương trình phối hợp số 2706.24 giữa Sở Thông tin truyền thông Hà Nội và Hội Tin học Viễn thông Hà Nội.

 

"Hội thảo là diễn đàn cho các chuyên gia, các nhà khoa học cũng như các sở, ban, ngành, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đánh giá những thành tựu đã đạt được, thảo luận đưa ra những khuyến nghị khoa học góp phần vào công cuộc xây dựng thành phố Hà Nội thông minh trong giai đoạn tới", ông Đức nhấn mạnh.

 

Theo đó, trí tuệ nhân tạo (AI) đang đi vào cuộc sống một cách mạnh mẽ, thay thế nhiều công việc thủ công, tốn sức lao động. Trên thế giới, các cường quốc đều xây dựng chiến lược phát triển riêng cho AI, lấy công nghệ AI làm cốt lõi cho sự tăng tốc của nền kinh tế.

 

Đại diện huyện Chương Mỹ và huyện Sóc Sơn nhận quà từ các nhà tài trợ

 

Ở quy mô quốc gia, việc ứng dụng công nghệ AI tại các cơ quan nhà nước, mà phổ biến là “trợ lý ảo” (tích hợp vào nhiều thiết bị nền tảng) và “chatbot” (hoạt động trên một nền tảng trò chuyện cụ thể) để nâng cao hiệu quả hoạt động, ngày càng được coi trọng.

 

Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đặt hàng các doanh nghiệp xây dựng 4 trợ lý ảo phục vụ người dân Việt Nam là: Trợ lý ảo lập pháp (phát hiện những mâu thuẫn khi làm văn bản pháp luật); hành pháp (hỗ trợ bộ máy cán bộ, công chức); tư pháp (giảm bớt công việc cho các thẩm phán); pháp lý (hỗ trợ tư pháp cho người dân).

 

Trong giai đoạn dịch Covid-19, Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu ứng dụng AI để hỗ trợ công tác phòng chống dịch, như: Ứng dụng trợ lý ảo thực hiện hàng triệu cuộc gọi tới người dân tuyên truyền phòng, chống dịch, chính sách an sinh xã hội, đem lại hiệu quả cao. Hay gần đây, một số địa phương mà tiêu biểu là quận Cầu Giấy, quận Tây Hồ đã ứng dụng AI chatbot để hỗ trợ hỏi - đáp thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp…

  quy hoạch - kế hoạch